8 kinh nghiệm du học Phần Lan du học sinh nên biết
Phần Lan không chỉ là một hành trình học tập mà còn là trải nghiệm quốc tế phong phú và đáng nhớ. Cùng Du Học Việt Phương điểm qua những kinh nghiệm khi chuẩn bị cho bước tiến mới trong con đường học vấn của bạn.
Kinh nghiệm chọn trường du học tại Phần Lan
Xác định mục tiêu và nghề nghiệp
Để du học tại xứ sở tuần lộc, học sinh cần bắt đầu bằng việc xác định rõ mục tiêu cuộc đời, định hướng nghề nghiệp tương lai và lựa chọn ngành học phù hợp dựa trên khả năng và thế mạnh của mình. Như vậy, sinh viên sẽ không bị hụt hơi trong cuộc đua tri thức.
Nghiên cứu các trường đại học
Kinh nghiệm du học Phần Lan đó là chất lượng giảng dạy và chương trình học. Hầu hết các trường Đại Học tại Phần Lan đều có chất lượng giảng dạy rất tốt, giảng viên được lựa chọn khắt khe và chương trình học cũng thú vị. Sinh viên có thể tự do sáng tạo, phát triển tư duy và kỹ năng của mình.
Tuy nhiên, sinh viên cần cân nhắc về vấn đề tài chính của bản thân. Học phí và chi phí sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định chọn trường của du học sinh. Đa số những trường nằm ở trung tâm hoặc thành phố lớn có học phí cao, cũng như chi phí sinh hoạt nhỉnh hơn so với vùng ngoại ô.
Bên cạnh đó, cơ hội thực tập và việc làm sẽ không là rào cản cho du học sinh giỏi và năng động. Tuy vậy, cơ hội sẽ nhiều hơn khi cho những sinh viên tại các cơ sở đào tạo ở thành phố lớn.
Kinh nghiệm du học Phần Lan: chuẩn bị hồ sơ, xin visa
Chuẩn bị hồ sơ thế nào cho đầy đủ?
Về giấy tờ cá nhân học sinh cần chuẩn bị
- Hình thẻ
- Hộ chiếu
- Bằng tốt nghiệp/ hoặc tương đương
- Chứng chỉ tiếng Anh
Giấy tờ tài chính bao gồm
- Hợp đồng lao động
- Bảng lương 3 tháng gần nhất
- Sao kê 3 tháng
- Hợp đồng cho thuê/GPKD…
- Xác nhận số dư ngân hàng
Hồ sơ xin visa
Ngoài hồ sơ học tập và tài chính, học sinh cần chuẩn bị thêm các giấy tờ xin visa sau khi đã đậu kỳ thi tuyển sinh đầu vào. Hồ sơ cơ bản gồm có:
- Form xin thẻ cư trú online
- Thư nhập học từ trường
- Chứng nhận bảo hiểm
Tuỳ theo mỗi cá nhân học sinh sẽ chuẩn bị hồ sơ khác nhau. Để được tư vấn chi tiết miễn phí và hỗ trợ xử lý hồ sơ với đội ngũ nhân viên am hiểu về kinh nghiệm du học Phần . Hãy gọi ngày số Hotline 0944535956 ngay hôm nay để Du Học Việt Phương đồng hanh cùng bạn.
Kinh nghiệm chuẩn bị hành trang du học Phần Lan
Sau khi nhận được thẻ cư trú diện du học, sinh viên sẵn sàng chuẩn bị hành trang cho mình cho hành trình đến Bắc Âu.
Sau đây là những kinh nghiệm cho tân sinh viên:
Về thực phẩm mang theo
Phần Lan nói riêng và các nước Châu Âu nói chung, cấm đem theo các thực phẩm được chế biến từ thịt, trứng, sữa, trái cây, rau tươi và hạt giống. Sinh viên nên lưu ý kỹ trước khi sắp xếp hành lý để tránh lãng phí và mất thời gian.
Ở Phần Lan đều có chợ Á, bán nhiều thực phẩm và đồ khô từ các nước châu Á như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, những thực phẩm này thường khá mắc và ít khi có đầy đủ.
Gia vị, đồ khô và đặc sản là những thực phẩm được gợi ý là nên mang theo khi đi du học.
Về quần áo
Khí hậu Bắc Âu thời tiết lạnh khắc nghiệt, sinh viên nên ưu tiên mang theo quần áo ấm. Nhưng do chất liệu đồ ấm ở Việt Nam không đủ chịu được cái lạnh ở Phần Lan nên không khuyến khích mang theo quá nhiều (tiết kiệm chỗ cho các vật dụng khác). Để chống chọi lại với cái lạnh cực đoan đó, sinh viên cần chuẩn bị nón, khăn quàng, bao tay, áo giữ nhiệt, áo khoác, áo chuyên dụng chống tuyết cũng như giày và quần đi tuyết.
Ngoài ra, sinh viên hoàn toàn có thể mua sắm tại các cửa hàng secondhand như UFF hay Fida để tiết kiệm chi phí và có những bộ đồ chuyện dụng đi tuyết.
Các vật dụng khác
Để thuận lợi hơn cho những ngày đầu khi đặt chân đến Phần Lan. Du Học Việt Phương khuyên bạn nên chuẩn bị một số vật dụng như sau: nồi cơm điện, bình siêu tốc, máy sấy tóc, dụng cụ bếp và một ít các vật dụng cá nhân khác để tiết kiệm chi phí ban đầu.
Kinh nghiệm du học Phần Lan – lựa chọn chỗ ở
Nhà sinh viên
Nhà sinh viên được cấp nhằm hỗ trợ sinh viên giảm gánh nặng tài chính. Tuy nhiên do số lượng đơn nộp luôn trong tình trạng quá tải, sinh viên chủ động nộp đơn ngay sau khi có thẻ cư trú để chắc chắn hơn việc mình có thể nhận được chỗ ở đúng hạn.
Mỗi thành phố sẽ có một công ty nhà khác nhau, Du Học Việt Phương sẽ hỗ trợ bạn để lựa chọn một chỗ ở hợp lý với nhu cầu của mình. Nên chấp nhận offer nhà ngay khi nó không thật sự vừa ý bạn, vì nếu huỷ nhà thì sẽ phải chờ rất lâu để có lời mời cho một ngôi nhà mới.
Chuẩn bị tiền cọc nhà (300-500euros) khi chấp nhận ở nhà sinh viên.
Nhà tư nhân
Trong trường hợp không có nhà kịp lúc với kì khai giảng hoặc bạn muốn ở một ngồi nhà mới, rộng và tiện nghi hơn, có thể cân nhắc thuê nhà tư nhân.
Giá nhà tư nhân sẽ cao hơn khoảng 30% so với nhà sinh viên tuỳ thuộc vào vị trí và cơ sở vật chất của nhà đó. Giá trị cọc cũng cao hơn, thường cọc 1-2 tháng tiền nhà.
Tự hào là người đồng hành đáng tin cậy của du học sinh – Du Học Việt Phương luôn sát cánh cùng với tân sinh viên từ bước đầu đến khi hoà nhập được với cuộc sống trong môi trường quốc tế.
Kinh nghiệm làm thêm khi đi du học Phần Lan
Sinh viên được đi làm thêm lên đến 30h/tuần và 120h/tháng với mức lương căn bản từ 11.60euros/giờ. Rất nhiều sinh viên có thể kiếm được việc làm thêm để chi trả cho sinh hoạt phí của mình.
Các công việc du học sinh thường làm có thể kể đến như:
- Giao báo
- Phục vụ nhà hàng
- Dọn dẹp khách sạn
- Phụ bếp
Du học sinh thường tìm việc làm trên group của người Việt hoặc các bạn giới thiệu cho nhau qua vòng bạn bè của mình. Kinh nghiệm là các bạn nên rải đơn kể cả khi quán chưa có nhu cầu tuyển dụng, hoặc nộp đơn trên các website như Indeed…
Đầu tiên để bắt đầu công việc làm thêm, sinh viên cần có thẻ ngân hàng của mình để nhận lương. Bên cạnh đó bạn cũng phải đăng ký thuế với Vero, thứ sẽ được tự động trừ vào lương của bạn.
Kinh nghiệm tiết kiệm chi phí khi du học Phần Lan
Có rất nhiều cách để sinh viên học tại Phần Lan có thể quản lỳ tài chính một cách hiệu quả.
Vé xe
- Vé xe bus tháng giúp học sinh tiết kiệm nhiều hơn so với đi riêng lẻ
- Sinh viên cũng được hỗ trợ giảm giá vé xe tháng khi đăng ký cũng với giấy xác nhận sinh viên của trường
Quần áo
- Sinh viên có thể canh các đợt sale hàng năm để mua quần áo với giá rẻ
- Như đã nói ở trên, bạn cũng hoàn toàn có thể mua hàng secondhand để tiết kiệm chi phí
Thực phẩm
- Chọn mua thực phẩm như thịt bò tại các chợ Thổ để được giá rẻ
- Thịt tươi sống nên mua ở K-market để tiết kiệm hơn so với siêu thị khác
Kinh nghiệm du học Phần Lan – vấn đề thực tập
Hầu hết các trường Đại Học Khoa Học Ứng Dụng đều có các kỳ thực tập để sinh viên có thể vừa học lý thuyết vừa áp dụng kinh nghiệm thực tiễn. Các kỳ thực tập thường kéo dài 3-6 tháng.
Thực tập là khoảng thời gian quan trọng để sinh viên có thể gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng. đây cũng là cơ hội để mở rộng vòng bạn bè và mối quan hệ hỗ trợ cho công việc sau này của bạn.
Phần Lan coi trọng kinh nghiệm thực tiễn hơn là lý thuyết, vậy nên kết quả tốt sau kỳ thực tập luôn là một điểm sáng cho hồ sơ xin việc sau này của ứng viên mới ra trường.
Trải nghiệm văn hoà và khám phá Phần Lan
Bắc Âu có nền văn hoá cực kỳ thú vị, con người Phần Lan có mối quan hệ sâu sắc với thiên nhiên. Với 70% diện tích đất nước là rừng, họ có sự kết nối mạnh mẽ thể hiện qua hoạt động ngoài trời như trượt tuyết, đi bộ và cắm trại. Phần Lan thừa hưởng đầy đủ những đặc trưng này.
Người Bắc Âu thường có xu hướng sống chậm lại và chú trọng đến việc thư giãn và tận hưởng cuộc sống. Các hoạt động như sauna (tắm hơi) là một phần không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Văn hóa Bắc Âu không chỉ là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, mà còn là một phản ánh của sự hòa hợp với thiên nhiên, xã hội bình đẳng, và phong cách sống thanh thản.
Với 8 kinh nghiệm du học Phần Lan trong bài viết, hy vọng bạn có thể có thêm nhiều sự lựa chọn cho mình khi chuẩn bị cho hành trình du học