Mẹo dành cho sinh viên quốc tế sắp sửa và đang theo học tại Canada
Việc chuyển đến một đất nước mới có thể vừa thú vị vừa áp đảo, đặc biệt là khi cùng lúc đó phải đảm nhận trách nhiệm của một sinh viên. CIC News đã biên soạn một danh sách các bước để đảm bảo việc chuyển đến Canada sẽ diễn ra suôn sẻ.
Bước khởi đầu
Quy tắc cho thuê nhà tại địa phương
Từ việc yêu cầu thông báo bằng văn bản để kiểm kê tài sản, đến khung thời gian bảo trì và thông báo chuyển nhà; du học sinh hãy dành chút thời gian nghiên cứu quyền và trách nhiệm của người thuê nhà. Điều này có thể giúp tránh được nhiều cuộc khủng hoảng liên quan đến nhàở.
Quy định về bảo trì tài sản là trách nhiệm của chủ nhà lẫn người thuê nhà, đôi bên đều có nghĩa vụ riêng cần thực hiện. Người thuê nhà sẽ cần giữ cho tòa nhà sạch sẽ và trong tình trạng tốt, đồng thời thông báo ngay khi xuất hiện bất kỳ lỗi hoặc sự cố.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa người thuê nhà và chủ nhà, việc giải quyết sẽ được các cơ quan khác nhau xứ lý tùy theo tỉnh. Ví dụ, người thuê nhà sống ở Ontario sẽ tham khảo Hội đồng Chủ nhà và Người thuê nhà Ontario (LTB), trong khi các tranh chấp ở British Columbia sẽ được xử lý bởi Chi nhánh Cho thuê Nhà Dân Cư (RTB). Tốt nhất du học sinh nên kiểm tra trang web của chính phủ địa phương để xem cách giải quyết tranh chấp tại địa phương nơi sinh viên đang sinh sống.
Sự kiểm soát tiền thuê nhà
Một số vùng của Canada có quy định kiểm soát tiền thuê nhà; phần lớn thì không. Ví dụ, British Columbia hiện đang áp dụng giới hạn tăng giá thuê nhà là 3,5% cho năm 2024, và chủ nhà được yêu cầu thông báo đủ ba tháng trước khi tăng tiền thuê nhà.
Chi tiết quy định kiểm soát tiền thuê nhà theo từng tỉnh được thể hiện trong bảng bên dưới:
Tỉnh | Quy định kiểm soát tiền thuê nhà | Mức tăng hàng năm cho năm 2025 |
Alberta | Không | Chưa áp dụng |
British Columbia | Có | 3% |
Manitoba | Có | 1.7% |
New Brunswick | Không | Chưa áp dụng |
Newfoundland and Labrador | Không | Chưa áp dụng |
Northwest Territories | Không | Chưa áp dụng |
Nova Scotia | Không | Chưa áp dụng |
Nunavut | Không | Chưa áp dụng |
Ontario | Có* | 2.5% |
Prince Edward Island | Có | Chưa công bố |
Quebec | Không | Chưa áp dụng |
Saskatchewan | Không | Chưa áp dụng |
Yukon | Không | Chưa áp dụng |
*Đối với bất động sản nhà ở được xây dựng hoặc đưa vào sử dụng trước ngày 15 tháng 11 năm 2018.
Quy định và nội quy của trường
Các trường đại học thường có quy định khác với cộng đồng địa phương. Ví dụ, mặc dù hút thuốc lá và cần sa ở nơi công cộng là hợp pháp ở hầu hết các khu vực pháp lý của Canada, nhưng các trường đại học và cao đẳng là tài sản tư nhân vì vậy nhiều trường đại học áp dụng quy định “không hút thuốc” cấm hút thuốc ở bất kỳ đâu trong trường.
Bên cạnh đó còn có một số quy định khác như quy định giờ yên tĩnh (đảm bảo sự yên tĩnh chung) hoặc các quy định việc sử dụng và đỗ xe trong trường.
Sinh vên nên dành thời gian để làm quen với quy định của trường, sinh vên có thể tìm thấy trên trang web của trường đại học hoặc dưới dạng giấy từ hội sinh viên.
Luật lệ địa phương
Canada có quy định về giờ yên tĩnh khác nhau tùy theo từng khu vực. Ví dụ như thành phố Toronto có giờ yên tĩnh kéo dài từ 11 giờ tối đến 7 giờ sáng vào các ngày trong tuần và từ 11 giờ tối đến 9 giờ sáng vào các ngày cuối tuần.
Nếu sinh vên đến từ Châu Âu hoặc một nơi khác trên thế giới có văn hóa cởi mở hơn đối với việc uống rượu, sinh viên cần đặc biệt chú ý đến các luật cấm tiêu thụ rượu vào một số thời điểm và không gian công cộng.
Sinh viên có thể tìm thấy luật lệ địa phương nơi mình đang sinh sống trên trang web của chính quyền thành phố.
Số bảo hiểm xã hội (SIN)
Giả sử giấy phép du học của sinh vên cho phép làm việc ngoài trường, sinh vên sẽ cần phải nộp đơn xin số bảo hiểm xã hội (SIN) khi nhập cảnh vào Canada. Sinh vên có thể nộp đơn này trên trang web của Chính phủ Canada và cần có giấy phép du học cũng như hộ chiếu và giấy tờ hỗ trợ.
Quá trình này không mất nhiều thời gian để hoàn tất. Sau khi được cấp số bảo hiểm xã hội (SIN), sinh vên có thể làm việc cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào được phép theo các điều kiện của giấy phép du học của sinh vên. Cơ quan Doanh thu Canada (CRA) cũng sẽ sử dụng số bảo hiểm xã hội (SIN) để thu thuế thu nhập và chuyển các khoản trợ cấp thuế và/hoặc hoàn thuế.
Bảo hiểm sức khỏe – Cấp cứu và bảo hiểm y tế chính thống
Một số sinh viên sẽ được ghi danh tự động vào một nhóm sức khỏe thông qua trường đại học của sinh viên đó, được tính như một phần của học phí. Điều này thường bao gồm các trường hợp chăm sóc khẩn cấp như gãy xương hoặc chấn thương đầu cũng như cung cấp bảo hiểm cho các tình trạng sức khỏe không lường trước được có thể đe dọa tính mạng như ung thư.
Bên cạnh đó, cũng có một số chương trình bảo hiểm y tế của tỉnh sẽ chi trả cho sinh viên quốc tế, một số khác sẽ yêu cầu sinh vên tự tìm và trả tiền cho phạm vi bảo hiểm của mình. Ngoài ra, ngay cả khi tỉnh mà sinh vên cư trú có cung cấp phạm vi bảo hiểm, sinh vên vẫn có thể phải chờ một thời gian.
Bảo hiểm sức khỏe- Bảo hiểm sức khỏe bổ sung
Bảo hiểm y tế cho dịch vụ chăm sóc không bao gồm bảo hiểm theo chương trình của tỉnh hoặc vùng lãnh thổ thường được gọi là “bảo hiểm sức khở bổ sung”. Ví dụ, ở Ontario, bảo hiểm y tế mở rộng thường bao gồm những nội dung sau:
– Thuốc theo toa
– Chăm sóc răng miệng
– Y tế bán chuyên khoa (ví dụ: vật lý trị liệu, liệu pháp xoa bóp, y học nắn xương, nắn xương bàn chân, liệu pháp thiên nhiên, liệu pháp tâm lý)
Nhiều sinh viên có thể được tiếp cận với phạm vi bảo hiểm sức khỏe mở rộng thông qua các chương trình bảo hiểm y tế nhóm do trường đại học hoặc liên đoàn sinh viên cung cấp. Nếu trường của sinh vên cung cấp bảo hiểm sức khỏe bổ sung, việc mua bảo hiểm này có thể là tùy chọn hoặc bắt buộc. Sinh vên cũng có thể đăng ký cho vợ/chồng tùy theo điều kiện chương trình.
Nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc chính
Hầu hết các trường đại học sẽ cung cấp các cơ sở chăm sóc sức khỏe thông qua các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong khuôn viên trường. Các phòng khám y tế của sinh viên sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc tại khuôn viên trường, cho phép sinh viên tiếp cận các dịch vụ chăm sóc không khẩn cấp như đơn thuốc, kiểm tra sức khỏe và tiêm chủng.
Thông thường, đối với lần đầu sử dụng các dịch vụ này, sinh viên sẽ phải điền vào biểu mẫu trực tuyến và phải đặt lịch hẹn trước với bác sĩ.
Sau khi định cư
Quy định thu gom rác thải
Việc thu gom rác thải (rác thải sinh hoạt, rác tái chế, rác thải dùng làm phân bón, rác thải hữu cơ) sẽ khác nhau tùy thuộc vào nơi sinh vên sống.
Nếu sinh viên sống trong ký túc xá hoặc trong một tòa nhà chung cư, hãy hỏi trường đại học hoặc ban quản lý tòa nhà/chủ nhà để biết thông tin về việc xử lý rác thải.
Nếu sinh vên sống trong nhà biệt lập, nhà liền kề, căn hộ thông tầng, nhà ba tầng hoặc nhà bốn tầng, sinh vên có thể sẽ phải thu gom rác thải tại lề đường, thường là hàng tuần. Sinh vên cần kiểm tra trang web của thành phố nơi sinh vên sinh sống để biết thông tin về việc thu gom rác thải.
Hầu hết các khu vực đô thị ở Canada đều phân loại rác thải sinh hoạt thành rác thải sinh hoạt, rác tái chế và rác thải hữu cơ.
Điện thoại và mạng internet
Việc chuyển đến sinh sống ở một quốc gia khác sẽ khiến sinh vên cảm thấy tách biệt. Tuy nhiên, tốc độ truy cập Internet nhanh chóng và một gói cước điện thoại với dữ liệu và phút gọi thả ga sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa sinh vên và gia đình ở quê nhà. Nó cũng sẽ giúp sinh vên giữ liên lạc với tất cả những người sinh vên mới trong trường.
Canada có một số gói dữ liệu đắt nhất hiện nay, nhưng việc mua sắm trước khi kỳ học mùa thu bắt đầu giúp sinh vên tiết kiệm đáng kể khi tận dụng các ưu đãi mùa tựu trường .
Hơn nữa, việc mua gói truy cập internet tại nhà (giả sử trường sinh vên không cung cấp) cũng có thể giúp sinh vên nhận được các gói ưu đãi từ một số nhà cung cấp.